Dịch vụ Bê tráp tại Thanh Hóa

Bê tráp là nghi thức quan trọng mà nhà trai và nhà gái đều cần chuẩn bị trước để có được một hôn lễ hoàn thiện theo đúng phong tục cưới hỏi của người Việt Nam nói chung, người Thanh Hóa nói riêng. Vậy bê tráp là gì? Cách chọn đội bê tráp và quy trình bê tráp như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

dịch vụ bê tráp thanh hóa

Bê tráp là gì? Ý nghĩa của việc bê tráp

Bê tráp hay còn được gọi là bưng quả hộp đây là tục lễ truyền thống được thực hiện trong lễ ăn hỏi của người Việt Nam. Bê tráp là nghi lễ mở đầu cho lễ ăn hỏi, được thực hiện bằng việc đội bê tráp nam của nhà trai tiến hành đem những lễ vật đã chuẩn bị để trao cho đội bê tráp nữ của nhà gái.

dịch vụ bê tráp ở thanh hóa

Nghi thức bê tráp đại diện cho lời xin phép của chú rể được đón cô dâu về nhà chồng. Bên cạnh đó, bê tráp còn mang ý nghĩa trao duyên và chúc phúc cho cặp uyên ương trong cuộc sống gia đình sau này.

Cách chọn người bê tráp tại Thanh Hóa

Vì bê tráp là một nghi thức vô cùng quan trọng nên cách chọn người bê tráp cũng được nhiều cô dâu chú rể chú ý. Dưới đây là một số tiêu chí các bạn cần cân nhắc để chọn được đội bê tráp ưng ý nhất.

Đội bê tráp gồm những ai?

Theo những quan niệm truyền thống của ông bà ta, những người được cô dâu chú rể lựa chọn bưng quả hộp nên là những người thân, bạn bè hay những người quen biết. Nên chọn những người có ngoại hình ưa nhìn, nam thanh nữ tú, độ tuổi thường bằng hoặc nhỏ hơn cô dâu chú rể. Đặc biệt, những người trong đội bê tráp phải là những người chưa có gia đình thì mới được.

đội bê tráp gồm những trai thanh gái tú

Ngoài ra, những người trong đội bưng quả hộp nên ngang tuổi nhau, luôn thể hiện sự vui tươi và rạng rỡ thì mới có thể mang đến hạnh phúc cũng như may mắn cho cô dâu chú rể.

Bê tráp cần bao nhiêu người?

Tùy theo mỗi khu vực, vùng miền và số lượng tráp lễ mà có thể quyết định đội bê tráp mấy người.

Đối với các tỉnh thành miền Bắc thì số mâm lễ ăn hỏi thường là số lẻ, như lễ 5 tráp, lễ 7 tráp, 9 tráp quả hộp… nên số người bê tráp cũng là số lẻ tương ứng với số tráp lễ. Ngược lại, ở miền Nam, số mâm quả sẽ là số chẵn, phổ biến nhất là 6 mâm hoặc 8 mâm vì hai con số này tượng trưng cho may mắn, tài lộc nên số lượng người bê mâm quả cũng là số chẵn.

Về chiều cao và ngoại hình

Về chiều cao, cặp đôi nên chọn đội bê tráp có chiều cao tương đương nhau và thấp hơn cô dâu chú rể một chút. Sự lựa chọn này vừa giúp đội hình bê tráp đồng đều, đẹp mắt, vừa làm nổi bật cô dâu chú rể.

đội bê tráp thấp hơn cô dâu chứ rể

Trường hợp bạn không thể lựa chọn đội hình bê tráp có chiều cao thấp hơn, hãy chọn trang phục bê tráp ít nổi bật hơn trang phục lễ ăn hỏi của cô dâu chú rể để thu hút sự chú ý của khách tham dự.

Chuẩn bị cho bê tráp như thế nào?

Về lễ vật

Tùy vào từng vùng miền mà lễ vật trong tráp ăn hỏi có sự khác nhau. Dưới đây là các lễ vật phổ biến nhất được nhà trai chuẩn bị và đặt vào trong tráp làm lễ vật cưới:

Trầu cau, Trái cây ngũ quả, Rượu thuốc, Các loại bánh cưới, Trà, Xôi gấc.

Ngoài các lễ vật kể trên, tùy thuộc vào phong tục các miền khác nhau, người ta có thể đặt thêm các lễ vật sau vào tráp:

Khay têm trầu, Bia, nước ngọt, Bao lì xì tiền nạp tài, Đèn cầy long phụng, 

Thêm vào đó, còn tùy vào sự thống nhất của nhà trai và nhà gái mà số lượng tráp nhiều hay ít. Thường có hai dạng:

Dạng thứ nhất gồm 5 tráp.

Dạng thứ hai gồm 7 tráp.

Dạng thứ ba gồm 9 tráp.

Dạng thứ tư gồm 11 tráp.

Cần chuẩn bị tráp ăn hỏi chu đáo

Về thứ tự

Thứ tự bê tráp phụ thuộc vào số lượng tráp lễ ăn hỏi mà hai bên gia đình đã thống nhất trong lễ dạm ngõ. Thông thường, các tráp lễ được sắp xếp từ thấp đến cao.

Đối với các lễ có số lượng tráp từ 5 đến 7 tráp, thứ tự bê tráp như sau:

Tráp trầu cau, Tráp rượu thuốc, Tráp hoa quả, Các tráp cao xếp ngẫu nhiên theo sự bàn bạc của nhà trai và nhà gái: tráp bánh cốm, tráp bánh phu thê, tráp hạt sen hoặc tráp chè.

Đối với các lễ có số lượng từ 9 đến 11 tráp:

Tráp cau, Tráp rượu thuốc,Tráp lợn sữa, Tráp hoa quả, Tráp bia, Tráp xôi, Các tráp cao xếp ngẫu nhiên theo sự bàn bạc của nhà trai và nhà gái: tráp bánh cốm, tráp bánh phu thê, tráp hạt sen hoặc tráp chè.

Lì xì trao duyên

Đội bê tráp sẽ trao nhận lì xì sau khi hoàn tất lễ ăn hỏi

Cô dâu chú rể đều phải chuẩn bị sẵn những bao lì xì cho đội bê tráp. Sau khi lễ trao nhận tráp thực hiện xong thì đội bê tráp của nhà trai và nhà gái tiến hành trao nhau những bao lì xì đỏ.

Việc trao lì xì diễn ra một cách thân mật và vui vẻ. Nó như một lời trao duyên cho nhau của đội bê tráp của nhà trai, nhà gái và cũng là lời chúc phúc tương lai của cô dâu chú rể và giữa những chàng trai cô gái bê tráp, hy vọng họ cũng có một hôn nhân hạnh phúc, thuận lợi.

Quy trình bê tráp tại Thanh Hóa

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai tiến hành di chuyển sang họ nhà gái để tiến hành bê tráp xin dâu. Quy trình bê tráp đầy đủ gồm 6 bước, gồm:

Bước 1: Đội bê tráp tiến hành trao lễ

Khi đến gia đình nhà gái, nhà trai cần đỗ xe cách nhà gái khoảng 100m để chuẩn bị và sắp xếp đội hình tiến vào nhà gái. Riêng đội bê tráp cần lưu ý đứng đúng theo thứ tự các tráp lễ đã được sắp xếp như trên.

Sau khi đội hình gia đình nhà trai tiến hành chào hỏi gia đình nhà gái xong, đội bê tráp sẽ trao tráp trước cửa nhà và cùng nhau đỡ mâm quả vào trong nhà gái.

Vậy bê tráp cần kiêng gì không?

Với cách bê tráp, cần lưu ý tránh những điều cấm kỵ khi bưng quả hộp đó là làm rơi tráp hoặc lễ vật trong tráp. Bởi theo quan niệm, điều này khiến người bê tráp bị mất duyên, ngoài ra còn ảnh hưởng đến không khí của lễ ăn hỏi.

Bước 2: Hai bên gia đình cô dâu chú rể nhận và mở tráp lễ

Sau khi trao nhận tráp, hai gia đình sẽ ổn định chỗ ngồi và người đại diện hai nhà sẽ có đôi lời giới thiệu về nhau.

Đại diện nhà trai sẽ phát biểu về vấn đề dâng tráp xin dâu, đáp lại nhà trai, đại diện nhà gái cũng có đôi lời cảm ơn gia đình nhà trai và chấp nhận tráp lễ nhà trai mang qua để hoàn thành nghi thức.

Cuối cùng, mẹ chú rể và mẹ cô dâu cùng nhau mở tráp.

Bước 3: Cô dâu ra mắt gia đình hai bên

Sau khi nhận được sự đồng ý của đại diện họ nhà gái, chú rể sẽ đón cô dâu ra khỏi phòng, cùng nhau chào hỏi, ra mắt gia đình hai bên và toàn bộ khách mời tham dự lễ ăn hỏi.

Bước 4: Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên

Trong thời gian cô dâu chú rể ra mắt họ hàng, mẹ cô dâu sẽ bày một số lễ vật của nhà trai lên bàn thờ gia tiên. Sau đó bố cô dâu sẽ đưa cặp đôi đến thắp hương, làm lễ nhờ tổ tiên chứng giám cho cuộc sống hôn nhân êm ấm, hạnh phúc sau này của hai vợ chồng.

Bước 5: Hai gia đình bàn về lễ cưới

Khi đã hoàn tất các nghi thức cúng bái tổ tiên, gia đình hai bên sẽ thống nhất về những nghi thức, ngày giờ đón dâu và địa điểm tổ chức đám cưới cho cặp đôi.

Bước 6: Nhà gái lại quả cho nhà trai và đội bê tráp trao lì xì cho nhau

Kết thúc lễ ăn hỏi, gia đình nhà gái tiến hành lấy một phần lễ vật trong các tráp lễ để gửi lại gia đình nhà trai như lời cảm ơn tới thành ý và sự chu toàn.

Lưu ý nên lấy số lượng chẵn để thể hiện sự có đôi có cặp của hôn nhân, không dùng dao kéo để chia lại quả mà nên dùng tay xé và phải để ngửa nắp khi trả tráp cho nhà trai.

Thời gian lại quả cũng là khoảnh khắc thích hợp để đội bê tráp của hai nhà trao đổi lì xì cho nhau. Hành động trao lì xì vừa mang ý nghĩa trao duyên vừa là lời chúc cho những người bê tráp trong tương lai sẽ sớm tìm được nửa kia của mình và có cuộc sống hôn nhân vui vẻ, hạnh phúc.

Khi trao lì xì, cần trao đúng cho người bê cặp với mình và nhận lại lì xì của đối phương để tránh mất duyên. Về số tiền lì xì sau khi bê tráp bạn có thể giữ lại hoặc sử dụng tùy theo nhu cầu và sở thích cá nhân của mình nhé.

Trang phục bê tráp

Khi chọn quần áo bê tráp cho cả nhà trai và nhà gái, cần chú ý đến một số vấn đề sau:

Nên chọn những mẫu trang trang phục bê tráp lịch sự, trang trọng, phù hợp với văn hóa truyền thống ở nước ta.

Trang phục của đội bê tráp phải có sự đồng bộ về màu sắc và kiểu dáng.

Đối với đội bê tráp nhà gái, bạn hãy xem xét phong cách đám cưới mà mình hướng đến để lựa chọn kiểu dáng và màu sắc trang phục sao cho phù hợp. Cụ thể, nếu bạn ưa thích phong cách cổ truyền, hãy chọn trang phục bê tráp là áo dài truyền thống, còn hiện đại hơn thì bạn có thể lựa chọn áo dài cách tân. Về màu sắc, những gam màu tươi tươi tắn như đỏ, hồng, vàng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Một số kiểu dáng áo dài mà bạn có thể tham khảo, đó là:

Áo dài truyền thống, Áo dài cách tân, Áo dài cổ điển.

Đối với đội bê tráp bên nhà trai, trang phục quần âu cùng sơ mi trắng và cà vạt lịch lãm sẽ tạo sự hài hòa với trang phục bê tráp của bên nhà gái. Nếu bạn ưa thích một lễ ăn hỏi truyền thống hơn thì có thể chọn trang phục áo dài nam cách tân có họa tiết tương đồng với áo dài bê tráp của nhà gái.

Những lưu ý khi chọn trang phục cho đội bê tráp:

Màu sắc trang phục không rực rỡ hơn cô dâu chú rể.

Không lựa chọn trang phục cùng màu với trang phục của cô dâu chú rể.

Không chọn trang phục cầu kỳ lấn át cả cô dâu chú rể.

Trang phục nhà trai và nhà gái phải có sự tương đồng, nếu nhà trai mặc áo dài truyền thống thì nhà gái cũng vậy.

Những điều kiêng kỵ khi bưng quả hộp

Để lễ ăn hỏi cũng như cuộc sống hôn nhân của cặp đôi được thuận lợi, nên chú ý những điều cấm kỵ khi bưng quả như sau:

Tránh bê tráp vào những ngày có sao Cô Thần, Quả Tú, Không Phòng: Đây là các ngày mang lại những điều không may mắn cho cô dâu như cô quạnh hoặc hiếm muộn.

Tránh bê tráp vào năm tuổi Kim Lâu của cô dâu: Cưới hỏi vào năm này không chỉ có hại cho bản thân cô dâu mà còn ảnh hưởng tới chồng và con cái, mang đến những điều xui xẻo về tài sản, tiền bạc, thậm chí là cây trồng, vật nuôi trong nhà. Tuy nhiên, việc tính tuổi Kim Lâu không tính cho cô dâu trên 30 tuổi, trường hợp này chỉ cần chọn ngày đẹp là được.

Tránh bê tráp vào tháng 7 âm lịch: Vì đây là tháng chia ly, mất mát, tháng cô hồn, do đó cưới hỏi vào tháng này có thể mang lại sự xa cách cho cặp đôi.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến bê tráp/bê quả hộp

Bao nhiêu tuổi mới được bưng quả hộp?

Hiện chưa có quy định cụ thể bao nhiêu tuổi thì mới được bưng quả, nhưng trong các đám hỏi hiện nay, đội bê tráp thường là những chàng trai cô gái từ 15 hoặc 16 tuổi trở lên.

Nhà có tang bưng quả được không?

Theo quan niệm xưa, khi nhà có tang thì không nên tham gia đám cưới, đám hỏi, đầy tháng…vì mọi người cho rằng khi nhà có tang sẽ mang đến những điều không may mắn cho cô dâu chú rể. Đây là phong tục lâu đời, mang ý nghĩa nhân văn, không mang những điều xui rủi đến với cặp đôi đang hạnh phúc. Thêm vào đó, hầu hết những người có tang cũng không muốn mang những nỗi buồn của gia đình mình đến ngày vui của người khác nên đây không thể xem là mê tín dị đoan.

Nếu chẳng may nhà có tang thì nên để đến sau 100 ngày rồi mới tham dự hôn lễ hoặc bê tráp. Nếu lễ cưới diễn ra trong thời điểm 100 ngày thì cả khách mời đều nên thông cảm cho nhau và hẹn vào một hỷ sự khác.

Có người yêu rồi có nên đi bê tráp không?

Đây hẳn là câu hỏi của nhiều người đang có người yêu nhưng được ngỏ ý nhờ tham gia bê tráp của cô dâu chú rể. Trên thực tế, chưa có căn cứ nào khẳng định rằng việc đang có người yêu mà đi bê tráp mất duyên dẫn đến chia tay. Vì thế bạn hãy yên tâm tham gia vào đội bê tráp khi được cô dâu chú rể ngỏ lời mời mà không cần lo lắng đến vấn đề đang có người yêu nhé.

Có vợ rồi bưng quả được không?

Tại một số vùng miền, nhiều người không quá khắt khe trong việc lựa chọn người bê tráp cũng như không áp dụng những điều kiêng kỵ trong việc này. Chỉ cần người thân, hàng xóm hay bạn bè đến giúp bưng quả cũng đã được xem là điều đáng quý. Vì vậy cũng sẽ không có chuyện bắt buộc nam chưa vợ hoặc gái chưa chồng, miễn sao đội hình bê tráp đẹp là được. Bởi họ quan niệm, hôn nhân là do vợ chồng cùng nhau gây dựng nên, không thể chỉ vì những nghi thức này mà bị ảnh hưởng.

Sắp cưới có nên đi bê tráp?

Hiện chưa có câu trả lời chính xác cho việc sắp cưới có thể bê tráp hay không. Bạn có thể cân nhắc dựa trên phong tục tập quán của địa phương và tham khảo ý kiến của những người trong gia đình cũng như mức độ thân thiết với cô dâu chú rể để quyết định nhé.

Chị em ruột có bê tráp được không?

Chị em ruột có bê tráp được không phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng. Cô dâu nên hỏi ông bà, bố mẹ và tham khảo những đám cưới trước đó ở địa phương để biết chắc chắn việc nhờ em gái/chị gái bê tráp có được cho phép hay không.

Nếu bạn đang sinh sống ở địa phương quan niệm chị em ruột bê tráp là điều kém may mắn, người chị hoặc em gái có thể gặp tình duyên trắc trở thì không nên nhờ bê tráp. Ngược lại nếu địa phương bạn không có quan niệm em gái bê tráp cho chị gái là điều xui xẻo và trước đó đã có nhiều trường hợp tương tự thì bạn cứ yên tâm nhờ em gái bê tráp để cùng chung vui với hạnh phúc trăm năm của mình.

Điều này cũng tương tự với vấn đề em ruột có được bê tráp cho anh trai không, bạn hãy tham khảo thêm phong tục tập quán của địa phương để quyết định có bê tráp cho anh trai hay không.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết được bê tráp hay còn gọi là bê quả hộp là gì, cách chuẩn bị bê tráp và những câu hỏi liên quan khác để chuẩn bị lễ nạp tài được hoàn hảo và trọn vẹn nhất.

Thông tin liên hệ

Công ty Tổ chức Sự kiện tại Thanh Hóa

Trụ sở: 23 Trịnh Căn, Đông Vệ, Thanh Hóa.

Văn phòng: đường Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.

Điện thoại: 0918.795.865

Email: sukienthanhhoa36@gmail.com - sukienthanhhoa.com@gmail.com

Website: https://sukienthanhhoa.com

VỀ CHÚNG TÔI
TƯ LIỆU
công ty tổ chức sự kiện thanh hóacông ty tổ chức sự kiện ở thanh hóacông ty tổ chức team building tại thanh hóacông ty tổ chức sự kiện tại thanh hóa
BIỂU MẪU LIÊN HỆ
Họ & tên
Email
Số điện thoại
Nội dung tư vấn
 
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sự kiện Thanh Hóa Gần Đây

- Trụ sở: 23 Trịnh Căn, Đông Vệ, Thanh Hóa

- Văn phòng: Võ Nguyên Giáp, Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa

- Điện thoại: 0918.795.865

- Email: sukienthanhhoa36@gmail.com 

sukienthanhhoa.com@gmail.com

- Website: https://sukienthanhhoa.com

Copyright 2023 SuKienThanhHoa.Com